Sản phẩm mới
Sản phẩm giá tốt
Tin tức nổi bật
- Nhà thờ đá Bảo Nham Nghệ An - Nhà thờ đá độc đáo, kiến trúc cổ xưa
- Tượng Đức Mẹ Ban Ơn - Ý nghĩa, các mẫu đẹp và Bảng giá
- Các mẫu Tượng đá Công Giáo đẹp, giá tại Xưởng, giao hàng Toàn Quốc
- Đức Mẹ Sao Biển - Địa điểm hành hương Công Giáo tại Đà Nẵng
- Thánh Địa Đức Mẹ La Vang - Địa điểm hành hương nổi tiếng tại Quảng Trị
- Top Nhà thờ Công Giáo (Kitô Giáo) nổi tiếng tại Việt Nam
- Tượng Đức Mẹ Bằng Đá : Mẫu đẹp, giá Xưởng, giao hàng toàn quốc
- Nhà thờ Lớn Hà Nội - Thông tin, địa điểm và các góc ảnh đẹp
Lời khuyên hữu ích
- 30+ mẫu Tượng Đức Mẹ đẹp, giá tốt, được thờ phổ biến
- Các mẫu Tượng đá Công Giáo đẹp, giá tại Xưởng, giao hàng Toàn Quốc
- Tượng Thánh Giuse, Phero, Phaolo, Anton và các Thánh Công Giáo khác bằng đá
- Tượng Thiên Thần Công Giáo bằng đá : Mẫu đẹp, giá Xưởng, giao hàng Toàn quốc
- Tượng Đức Mẹ Bằng Đá : Mẫu đẹp, giá Xưởng, giao hàng toàn quốc
- Các loại Đá Tự Nhiên nguyên khối làm Tượng Công Giáo bằng đá
- Tượng Thánh Giuse bằng đá : Mẫu đẹp, giá tốt, giao hàng toàn quốc
- Tượng Đức Mẹ La Vang bằng đá : Mẫu đẹp, giá tốt, giao hàng toàn quốc
Đức Mẹ Măng Đen : Lịch sử, Ý nghĩa và thông tin địa điểm (Kon Tum)
Đức Mẹ Măng Đen là một di tích Tượng Đức Mẹ Fatima tại Măng Đen, là địa điểm hành hương Công giáo của Giáo phận Kon Tum, tọa lạc tại thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum, cạnh Quốc lộ 24, cách thành phố Kon Tum 53 km về phía Đông Bắc, cách Đà Nẵng 260km, cách sân bay Pleiku 100km.
>> 30+ mẫu Tượng Đức Mẹ đẹp, giá tốt, được sử dụng phổ biến
>> Thánh Địa Đức Mẹ La Vang - Địa điểm hành hương nổi tiếng tại Quảng Trị
Tượng Đức Mẹ Măng Đen cụt tay (Kon Tum) là địa điểm hành hương nổi tiếng tại Việt Nam
Cận cảnh Tượng Đức Mẹ Fatima Măng Đen cụt tay (Kon Tum)
Đại diện Tượng Công Giao Phan Thiên xin phép được chụp ảnh lưu niệm sau khi viếng Đức Mẹ
Tượng Đức Mẹ Măng Đen Cụt Tay có thể được xem như một minh họa đặc biệt của Đức Mẹ Sầu Bi đứng dưới chân Thánh Giá. Điều thọat tiên gây ngỡ ngàng là pho tượng ấy tuy cụt tay mà vẫn “thiêng”. Điều này được minh chứng bởi số lượng ngày càng tăng các tấm bia tạ ơn và các đòan hành hương đến từ nhiều miền của đất nước để cầu nguyện với Mẹ.
Theo ghi nhận của linh mục Gioakim Nguyễn Hoàng Sơn, ghi chép cuộc trao đổi với bà Đào Thị Hương, người được cho là đã có công bảo tồn bức tượng, thì cho đến đầu năm 1987, tượng vẫn còn nguyên. Tuy nhiên, đến cuối năm 1987 thì tượng bị mất đầu, mất tay, nhưng không rõ nguyên nhân.
Lịch sử Đức Mẹ Măng Đen, Kon Tum:
Theo tư liệu của Tòa Giám Mục, một tượng đài thô sơ, vững chắc, không mái che, đã được xây dựng trên một triền núi tại Măng Đen vào mùa Vọng năm 1971. Đứng trên tượng đài là một pho tượng Đức Mẹ Fatima có tràng hạt giăng trên hai bàn tay. Vào dịp lễ Thánh Gia Thất sau Noen năm ấy Đức Cha Phaolô Seitz Kim, Giám Mục Kontum, đã tới cử hành thánh lễ tại đây. Năm 1974 chiến sự đã biến vùng đồi núi này thành chốn hoang tàn, rất ít thấy bóng người lai vãng. Pho tượng vẫn đứng cô đơn trên tượng đài giữa cánh rừng hoang vắng. Điều đáng nói là pho tượng, vẫn nguyên vẹn, đã được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1983 bởi một đôi vợ chồng bên lương (ông B., tạm đọc là Bá và bà H.: Hằng), nhưng họ chưa quan tâm nhiều và chưa có sự ứng xử cụ thể nào đối với pho tượng.
Hình ảnh Tượng Đức Mẹ Măng Đen (cũ) - nguồn: internet
Quá trình hình thành trung tâm hành hương
Bài viết của Phước Nguyên chuyển tải ba Mẩu chuyện ly kỳ, nhưng chứa đựng một vài chi tiết chưa chính xác, cần điều chỉnh. Sau đây tôi thử trình bày lại các sự kiện một cách dễ hiểu hơn.
1.2.1. Truớc tiên là câu chuyện ông Bá phát hiện pho tượng Đức Mẹ bị tàn phế, do vợ ông là bà Hằng kể lại cho một tín hữu công giáo (ông L., tạm đọc là Lành) ngày 09-12-2006. Chính việc ông Lành đi gặp bà Hằng cũng là do một sự tình cờ khá hy hữu. Hôm đó ông Lành ăn trưa trong quán tại thị trấn Kon Plông, và theo thói quen công giáo, ông làm Dấu Thánh Giá trước bữa ăn, khiến một thanh niên kia tò mò, thấy thế liền tới bắt chuyện. Anh này tự giới thiệu là P.(tạm đọc là Phả), cũng là người công giáo, nhưng do kế sinh nhai nên đã thôi hành đạo công khai. Anh ta biết bàmHằng và biết rằng bà này đã phát hiện một pho tượng Đức Mẹ gãy tay và đang muốn đem về nhà bà ta. Chính anh Phả này đề nghị với ông Lành:”Hay là anh thỉnh đem (tượng) về đi”. Điều khiến ông Lành ngạc nhiên là nhà bà Hằng ở ngay trước mặt nhà mình, mà ông không hề nghe bà ấy kể chuyện tượng Đức Mẹ. Ông Lành hứng chí, bỏ nghỉ trưa, đi ngay về nhà để gặp bà Hằng. Theo bà này kể, thì vào năm 1987, tức 4 năm sau khi phát hiện tượng đài với pho tượng Đức Mẹ còn nguyên vẹn, chồng của bà đi học tại Quy Nhơn, đã hai lần nằm mơ thấy cái đầu và hai bàn tay của pho tượng bay lơ lửng gần bên pho tượng. Sau lần mơ thứ nhất, ông Bá về Măng Đen kiểm tra thì thấy đúng là pho tượng không còn đầu và tay nữa. Ông vẫn chưa tìm ra cách ứng xử nào. Sau lần nằm mơ thứ hai tại Quy Nhơn, với nội dung giấc chiêm bao giống như lần trước, ông đâm ra bối rối, trở về nhà, đem chuyện kể với mấy người thợ đang lao động trong mỏ đá của ông. Trong số này có một người công giáo, tuy không phải là nghệ nhân chuyên nghiệp, nhưng vì thương hại sự bối rối của ông chủ bên lương, và cũng có thể do lòng kính mến Đức Mẹ, nên đã theo cảm hứng hồn nhiên dùng xi măng đắp thêm cái đầu vào pho tượng với gương mặt không giống Đức Mẹ Fatima thông thường bao nhiêu, nhưng mang dáng dấp Phật Bà Quan Âm. Nghệ nhân nghiệp dư ấy cũng ráp hai bàn tay mới vào pho tượng, (nhưng sau đó cả hai đã rơi xuống, nằm vùi dứơi đất gần tượng đài5). 4 Xem Nội San “PATER”, Hội Thánh Phụng Thờ Thiên Chúa & Phục Vụ Anh Em, Tòa Giám Mục Kontum – 56 Trần Hưng Đạo – Kontum, số 04/2007 trang 51-53. Nghĩa cử của ông chồng bên lương có đính kèm hành động mang tính tín ngưỡng cao: ông thành kính thắp nhang cầu nguyện trước pho tượng vừa được phục chế. Kết quả là: từ đó ông hết nằm mơ thấy pho tượng trong giấc ngủ, đồng thời kinh tế gia đình ông khấm khá lên hơn trước.
1.2.2. Thứ đến là câu chuyện chụp hình do chính ông Lành kể : ngay trưa hôm đó (09-12-2006) Ông Lành chở bà Hằng đến tượng đài do bà chỉ đường. Với chiếc máy kỹ thuật số, ông muốn chụp hình bà đứng bên tượng đài làm tư liệu. Bà từ chối vì sợ. Cuối cùng do ông Lành nài nỉ, bà đồng ý chụp. Ông chụp cho bà, sau khi bà đã bấm máy cho ông. Nhưng kỳ lạ thay: những kiểu chụp cho bà Hằng thì không thấy có hình nào cả, còn những kiểu chụp cho ông Lành thì có ảnh rõ nét! Tác giả Phước Nguyên bình luận “đây là một điềm lạ nữa”.
1.2.3. Thứ ba là câu chuyện anh tài xế xe ủi bên lương do anh Phả kể cho ông Lành trưa hôm 09- 12-2006: “Xe ủi đang ủi đường theo mốc phóng mở đường vòng đai thị trấn này (Kon Plông), khi đến gần tượng đài (cách trung tâm thị trấn khỏang 1 km) thì bị tắt máy hoặc máy vẫn nổ mà không tiến được. Kêu thợ đến sửa thì thợ bảo máy vẫn tốt. Sau đó người ta mới nhận ra có bức tượng ở phía trước mặt (chắc hẳn là pho tượng đã được phục chế như đề cập trên đây), anh tài xế lại rồ máy và ủi tránh sang một bên – nên con đường giờ đây hơi cong so với dự tính ban đầu của nhà quy họach” – và xe đã chạy ngon lành.
1.2.4. Sau đó (nghĩa là sau cuộc gặp gỡ với anh Phả và bà Hằng), ông tín hữu nhiệt thành ấy lên làm cỏ, trồng cây…và không ai bảo ai, tin loan rất nhanh… Điều đáng nói là trong suốt 23 năm (từ1983 đến 2006) hoặc lâu hơn thế nữa, 32 năm (từ 1974 đền 2006) không một tín hữu công giáo nàobiết mà đến chăm sóc pho tượng. Ông Lành là người công giáo đầu tiên đuợc thấy pho tượng ĐứcMẹ Cụt Tay vào ngày 9-12-2006. Chính ông đã trình báo ngay cho Tòa Giám Mục Kontum. Vàngày 28-12-2006 phái đoàn gồm Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh, cùng một số linh mục, tu sĩ đếnkính viếng Đức Mẹ Măng Đen lần đầu tiên. Và ngày 09-12-2007, lần đầu tiên Đức Giám Mục GiáoPhận cùng các linh mục, tu sĩ, và hơn 2.000 thường dân (cả giáo lẫn lương, cả Kinh lẫn Thuợng) đãdâng thánh lễ long trọng kính Đức Mẹ tại đây. Ý là chọn ngày lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm, 08-12, nhưngTòa Giám Mục bận, nên mới dời sang ngày 09-12-2007, trùng với ngày giáp một năm ông giáo dânLành được bà Hằng bên lương dẫn tới xem pho tượng. Như vậy hiện tượng “hàng ngày có vài xe đò đến hành hương kính Mẹ (và) dưới chân tượng đài đầy hoa, nến, nhang và vài tấm bảng “Tạ ơn Mẹ” chỉ mới bắt đầu từ mùa Giáng Sinh 2006.
Một góc không gian tại chòi vọng Tượng Đức Mẹ Fatima Măng Đen
Một góc không gian tại chòi vọng Tượng Đức Mẹ Fatima Măng Đen
Ngày 10 tháng 9 năm 2011, Sứ thần Tòa Thánh, Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam là Tổng Giám mục Leopoldo Girelli đã đến viếng và chủ trì thánh lễ kính Đức Mẹ.
Tòa Giám mục Kon Tum cũng ra thông báo thành lập Giáo xứ Kon Xơm Luh, phụ trách việc quản lý linh địa Măng Đen. Ngày 12 tháng 12 năm 2011, một buổi lễ trọng thể được tổ chức tại đây, do chính Giám mục giáo phận chủ trì để mừng sự kiện này.
Ý nghĩa và thông điệp của Tượng Đức Mẹ Măng Đen:
- Pho tượng Đức Mẹ Cụt Tay thể hiện cách cụ thể và đầy ấn tuợng sự thông dự của Đức Maria, người Nữ Tỳ Khiêm Hạ và Đau Khổ của Thiên Chúa, vào mầu nhiệm tự hủy tự hạ tột độ của Đức Kitô, người Tôi Tớ Đau Khổ của Đức Chúa Giavê nơi Thập Giá;
– Pho tượng Đức Mẹ Cụt Tay biểu lộ cách thiết thực và hữu hiệu sự đồng cảm sâu sắc của Đức Maria với những người đang mang trên thân xác và trong tâm hồn mình dấu vết sự tự hủy tự hạ ấy của Chúa Cứu Thế nơi Thập Giá;
– Pho tượng Đức Mẹ Cụt Tay gửi đi một sứ điệp thống thiết mời gọi mọi khách hành hương hãy cùng với Đức Maria quan tâm tới họ, cầu nguyện cho họ và dấn thân làm một cái gì đó cho họ như một sự hiệp thông và chia sẻ: chia sẻ tình người và tình Chúa.
Tượng Đức Mẹ Fatima Măng Đen cụt tay
Tượng Đức Mẹ Fatima Măng Đen cụt tay
Tượng Đức Mẹ Fatima Măng Đen cụt tay
Không gian tại Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Măng Đen:
Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Măng Đen toạ lạc trong một khuôn viên đất khá rộng lớn nên việc đậu đỗ xe và di chuyển khá thuận tiện, có khá nhiều ghế đá, chòi, nhà gỗ mái che để mọi người dừng chân và nghỉ ngơi nên việc hành hương, tham quan và viếng Đức Mẹ Fatima Măng Đen rất thuận tiện.
Nhiều ghế đá dưới bóng canh cao mát mẻ tại Đức Mẹ Măng Đen
Không gian tại Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Măng Đen
Kết hợp Du lịch Măng Đen:
Măng Đen có khí hậu mát mẻ được mệnh danh là Đà Lạt thứ 2 của Việt Nam và các rừng thông nguyên sinh kỳ vĩ, các địa điểm du lịch nổi tiếng bên cạnh Trung tâm Hành Hương Đức Mẹ Măng Đen nên mọi người có thể kết hợp du lịch, nghỉ ngơi tại thị trấn Măng Đen với khá nhiều homestay, quán cafe khá đẹp như một Đà Lạt thu nhỏ và nhẹ nhàng.
Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Măng Đen nằm ngay thị trấn Măng Đen nên có thể kết hợp du lịch, nghỉ ngơi khá tuyệt vời
Con đường tại Rừng thông Măng Đen tuyệt đẹp với nhiều homestay và quán cafe cực chill
Một Nhà thờ mang phong cách Tây Nguyên:
Nhà thờ Giáo xứ Kon XơmLuh, Kon Tum mang đậm nét Tây Nguyên trên đường di chuyển từ Kon Tum đi Đức Mẹ Măng Đen được chúng tôi ghé thăm và chụp hình lại làm kỷ niệm.
Nhà thờ Giáo xứ Kon XơmLuh, Kon Tum mang đậm nét Tây Nguyên trên đường di chuyển từ Kon Tum đi Đức Mẹ Măng Đen
Nhà thờ Giáo xứ Kon XơmLuh, Kon Tum mang đậm nét Tây Nguyên trên đường di chuyển từ Kon Tum đi Đức Mẹ Măng Đen
Hoa bằng lăng có lẽ là nét đặc trưng của Kon Tum tô đậm vẻ đẹp của Nhà thờ Nhà thờ Giáo xứ Kon XơmLuh, Kon Tum
Nhà thờ Gỗ Kon Tum:
Ghé Kon Tum thì không thể bỏ qua Nhà thờ Chánh Toà Kon Tum hay còn gọi là Nhà thờ Gỗ Kon Tum với hơn 100 tuổi là địa điểm du lịch khá nổi tiếng tại Kon Tum và Tây Nguyên. Nhà thờ Gỗ nằm ở trung tâm Tp.Kon Tum và cách Trung tâm Hành hương Đức mẹ Măng Đen khoảng 55km (hơn 1h di chuyển).
Nhà thờ Gỗ Kon Tum cũng là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Kon Tum và Tây Nguyên
Không gian bên trong Thánh đường tại Nhà thờ Gỗ Kon Tum
Xem thêm: >> Nhà thờ Gỗ Kon Tum : Lịch sử, thông tin và hình ảnh
Địa chỉ Trung tâm hành hương Đức Mẹ Măng Đen, Kon Tum trên bản đồ Google Maps:
Địa chỉ: tọa lạc tại thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum, cạnh Quốc lộ 24, cách thành phố Kon Tum 53 km
Bản quyền bài viết thuộc Tượng Công Giáo Phan Thiên
Tin Liên Quan:
- Các mẫu Tượng đá Công Giáo đẹp, giá tại Xưởng, giao hàng Toàn Quốc
- Nhà thờ Núi (Đá) Nha Trang : Kiến trúc Gothic Châu Âu cổ kính tại Nha Trang
- Nhà thờ Mằng Lăng : Kiến trúc cổ kính hơn 130 năm tuổi tại Phú Yên
- Tượng Đức Mẹ Bằng Đá : Mẫu đẹp, giá Xưởng, giao hàng toàn quốc
- Tượng Chúa Giê su, Chúa Kitô Vua bằng đá : Mẫu đẹp, giao hàng toàn quốc
- Thánh Địa Đức Mẹ La Vang - Địa điểm hành hương nổi tiếng tại Quảng Trị
- Đức Mẹ Sao Biển - Địa điểm hành hương Công Giáo tại Đà Nẵng
- Holy Redeemer Church Bangkok : Review, photos
- Nhà thờ Lớn Hà Nội - Thông tin, địa điểm và các góc ảnh đẹp
Cam kết sản phẩm
- Sản phẩm của chúng tôi được làm từ 100% đá tự nhiên, nguyên khối. Được tạo ra bởi bàn tay lành nghề, chuyên nghiệp của các thợ đá tại Làng đá non nước Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
- Cam kết hoàn tiền lại 100% nếu phát hiện sản phẩm làm từ bột đá, đá giả, hàng không rõ nguồn gốc.
- Sản phẩm bền đẹp, chất lượng, không bị bào mòn hay phai màu theo thời gian.
Liên hệ
Hotline: 0935 19 1688
Facebook: Facebook.com/TuongCongGiaoPhanThien
"Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn sản phẩm tốt nhất!"
Chính sách giao hàng
- Đến trực tiếp tại cơ sở sản xuất hoặc phòng trừng bày sản phẩm tại: - Xưởng sản xuất: Lô 31 Trương Gia Mô, Làng Đá Non Nước Đà Nẵng, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng - Phòng trưng bày: Lô 23, Khu Nam Hoà Xuân, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
- Giao hàng trực tiếp tận nơi toàn quốc và ra ngoài nước. Thời gian và chi phí vui lòng liên hệ theo số điện thoại trên để được tư vấn cụ thể hơn.
Nếu bạn đang có nhu cầu sở hữu một sản phẩm Tượng đá Công giáo đẹp và bền theo thời gian. Hãy yên tâm lựa chọn sản phẩm tại TuongCongGiaoPhanThien.com. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề điêu khắc đá cùng với đội ngũ thợ thầy điêu luyện. Chúng tôi tin chắc sẽ làm bạn hài lòng!